>> Chiêm Ngưỡng Đà Nẵng Qua Những Bức Ảnh
Tham quan: Di tích, bãi biển, điểm tham quan của du lịch Mũi Né
Ở MŨI NÉ:
Tắm biển: Ở đây có rất nhiều bãi tắm khá sạch và đẹp, điểm thu hút của du lịch Mũi Né.
Bãi đá Hòn Rơm: Nơi phong cảnh hữu tình nằm trong khu phức hợp bãi tắm của Hòn Rơm. Nơi đây có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi có rất nhiều tảng đá có hình thù kỳ lạ nằm đối diện với biển. Điều đặc biệt là mùa mưa, cả ngọn núi được bao phủ bởi màu xanh rì của thiên nhiên. Mùa nắng, cỏ vàng úa mùa của năng, đứng từ xa nhìn lại giống như một ụ rơm khổng lồ nên dân chài lưới gọi đây là Hòn Rơm.
Suối Tiên: Khu vực được khách du lịch Mũi Né ưu ái đặt tên là “Bồng lai tiên cảnh”. Suối Tiên là một khe nước nhỏ nằm bên cạnh Hòn Rơm, đây là suối đi bộ với thung lũng cát rất đẹp. Bên cạnh suối là những đồi nhũ đá tự nhiên có màu đỏ và trắng. Do sự bào mòn của thời gian nên tạo ra những nhũ đá có hình thù kỳ lạ tự nhiên.
Đồi cát vàng: Còn có tên gọi là “Đồi cát bay” trải dài nhiều cây số từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Màu sắc nơi đây vô cùng lạ mắt do màu của mỏ sắt cũ hòa với màu vàng của cát đẹp vô cùng. Đây cũng là nơi nhiều bức ảnh đạt giải thưởng lớn ra đời. Hình dạng của những tầng cát luôn thay đổi “muôn hình vạn trạng” là do sự bào mòn của gió, cuốn đi những lớp cát mỏng bên trên. Hình ảnh đồi cát vàng được xem là biểu tượng của du lịch Mũi Né.
Ghềnh đá Mũi Né: Nơi có nhiều mũi đá chồm ra biển đón sóng, cảnh vật rất đẹp và hùng vĩ. Xen kẽ giữa bãi đá dài hơn cây số là bãi cát nhỏ, phía trên đỉnh là miếu Bà Vàng, cuối bãi là Lăng ông Thạch Long thoáng mát, cảnh vật nên thơ.
KHU VỰC XUNG QUANH MŨI NÉ
Bàu trắng – Bàu sen: Cách Hòn Rơm 18 km. Đây là hai hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giữa những đồi cát trắng mênh mông. Bàu trắng còn có tên gọi khác là Bàu ông, đến nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa sen nở rộ xen lẫn giữa đồi cát trắng vào mùa hè. Bàu sen có ten gọi khác là Bàu bà, nơi này là biển hồ rộng mênh mông, mặt nước xanh thẳm được bao bọc bởi những động cát đẹp thuần khiết với màu trắng tinh anh, mịn màng.
Tháp Chàm – Pôshanu: Gần thành phố Phan Thiết, cách khoảng 7km. Nằm trên đồi Bà Nài, Tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn là một nhóm di tích các đền tháp còn sót lại của Vương Quốc Chăm Pa xưa. Nhóm tháp này tuy có kiến trúc vừa nhỏ nhưng được chắt lọc tinh hoa từ kiến trúc và nghệ thuật của của người Chăm. Nơi đây có vẻ đẹp vô cùng uy nghiêm và kỳ bí, là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Mũi Né nói riêng và du lịch Bình Thuận nói chung.
TRONG THÀNH PHỐ PHAN THIẾT: Thành phố Phan Thiết cách Mũi Né tầm 25km, với nhiều khu tham quan gắn liền với lịch sử.
Bảo tàng Hồ Chí Minh: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận được thành lập vào ngày 19/5/1986, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và dạy học năm 1910 trước lúc Người vào Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước.
Dinh Vạn Thủy Tú: Là điểm đến hấp dẫn trong hành trình tham quan du lịch Mũi Né / Phan Thiết. Dinh Vạn Thủy Tú lưu giữ hàng chục bộ sắc phong của các đời vua nhà Nguyễn đã ban tặng, trong đó riêng đời vua Thiệu Trị đã có đến 10 sắc phong và đến nay sau hơn 150 năm vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Có chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã được 140 năm. Gắn liền với tập tục tín ngưỡng kính trọng, tôn thờ cá Ông Voi của ngư dân hàng trăm năm qua do loài cá thân thiện này thường giúp đỡ, phù trợ ngư dân vượt khỏi vòng nguy hiểm trên biển, trúng mùa cá…, dinh Vạn Thủy Tú là nơi chôn cất, lưu giữ hàng trăm bộ cốt Ông lớn, nhỏ qua hàng trăm năm.
Lầu Ông Hoàng: Trên đường du lịch Mũi Né chắc chắn bạn sẽ tò mò muốn khám phá Lầu Ông Hoàng vì nó gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử. Lầu Ông Hoàng từng là nơi hẹn hò giữa Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm – người tình của nhà thơ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi có phong cảnh hữu tình này.
Ăn: Quán ăn, ăn vặt, đặc sản của du lịch Mũi Né
Ngoài hải sản đặc trưng của vùng biển, Mũi Né còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Một số món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Mũi Né có thể kể đến:1. Bánh bột lọc tôm thịt: Món ăn này đã có từ rất lâu tại Bình Thuận, khách phương xa tới Bình Thuận thường tìm thưởng thức cho bằng được món bánh này bởi hương vị thơm nồng khó quên của nó.
2. Bánh canh: Là món ăn đơn giản, bổ dưỡng. Có thể ăn kèm với bánh mỳ để chấm với nước bánh canh. Có nhiều kiểu như bánh canh chả cá, bánh canh chả hấp.
3. Gỏi hải sản: Gỏi cá, gỏi ốc gai. Gỏi cá được chế biên từ cá mai cá suối hay cá đục tươi ngon ăn kèm với các loại rau sống, bún và một loại nước chấm đặc biệt. Gỏi ốc gai, gồm có thịt ốc gai thái chỉ, thịt heo, rau sống, hành phi, đậu phộng rang…ăn cùng nước mắn chua ngọt vô cùng ngon miệng.
4. Bánh căn: Tên gốc là bánh căng, vì khi chín bánh căng phồng lên. Bánh căn làm từ bột gạo, đổ vào các khuôn nhỏ như bánh khọt ở các tỉnh khác của miền Nam, nhưng khác là không tráng dầu/mỡ vào khuôn. Bánh được “nướng” chín cho ra đĩa với từng cặp một cùng hành phi thái nhỏ.
5. Cuốn chả cá chít Mũi Né: Được cuốn trong bánh tráng gạo thịt cá chít được chế biến thành chả giò mà phụ gia đi kèm chỉ là củ sắn. Ăn kèm với nước chấm đậu phộng nem chua, rau húng, xà lách và rau diếp cá.
6. Con dông: Ðặc sản của đồi cát là dông. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Thịt dông được chế biến thành các món như: Dông nướng, dông rô ti, dông hấp, chả dông, gỏi dông, cháo dông và dông nấu dưa hồng, món nào cũng ngon.
7. Bánh tráng mắm ruốc: Món ăn vặt quen thuộc có thể tìm thấy ở các con đường tại Phan Thiết lẫn Mũi Né. Bánh tráng được đặt trên bếp than, thêm mắm ruốc, trứng cút và các loại gia vị vào, nướng và cuộn lại rất hấp dẫn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét